Sở Xây dựng tỉnh Gia Lai
Trang chủ
Giới thiệu
Quá trình hình thành và phát triển
Cơ cấu tổ chức
Chức năng - nhiệm vụ
Chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo
Các phòng ban chuyên môn
Hộp thư điện tử
Tin tức - sự kiện
Hoạt động của Ngành
An toàn giao thông
Thanh tra giao thông
Kết cấu hạ tầng giao thông
Đào tạo - sát hạch
Vận tải và phương tiện
Thông tin cải cách hành chính
Tin hoạt động Đảng, Đoàn thể
Tin tổng hợp
Chuyên mục
Cải cách hành chính
Chuyển đổi số
Chỉ đạo, điều hành
Thống kê - Báo cáo
ISO 9001:2015
Lấy ý kiến góp ý
Quy hoạch- Kế hoạch
Dự án, hạng mục đầu tư
Đấu thầu - Mua sắm công
Chính sách ưu đãi, đầu tư
Phòng, chống tham nhũng
Công khai ngân sách
Tiếp nhận ý kiến phản ánh
Phòng, chống Covid-19 trong hoạt động vận tải
Thông tin tuyên truyền
Khen thưởng
Hỏi đáp trực tuyến
Nghiệp vụ
Kết quả XLVPHC-GSHT
Thanh tra giao thông
Vận tải đường bộ
Đào tạo - Sát hạch
An toàn giao thông
Kết cấu hạ tầng giao thông
Văn bản
Văn bản Trung Ương
Văn bản Bộ GTVT
Văn bản khác
Văn bản Tỉnh ủy-HĐND
Văn bản tỉnh Gia Lai
Văn bản Ban ATGT tỉnh
Văn bản Sở
Tiêu chuẩn ngành
Dự thảo văn bản
Phòng, chống tham nhũng
Thư viện
Hình ảnh
Video
Tài liệu chuyên ngành
Lịch cơ quan
Menu
Trang chủ
Giới thiệu
Quá trình hình thành và phát triển
Cơ cấu tổ chức
Chức năng - nhiệm vụ
Chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo
Các phòng ban chuyên môn
Hộp thư điện tử
Tin tức - sự kiện
Hoạt động của Ngành
An toàn giao thông
Thanh tra giao thông
Kết cấu hạ tầng giao thông
Đào tạo - sát hạch
Vận tải và phương tiện
Thông tin cải cách hành chính
Tin hoạt động Đảng, Đoàn thể
Tin tổng hợp
Chuyên mục
Cải cách hành chính
Thông tin cải cách hành chính
Tra cứu thủ tục hành chính
Hỏi đáp về Thủ tục hành chính
DVC trực tuyến toàn trình, một phần
Hướng dẫn dịch vụ công trực tuyến đổi GPLX
Hướng dẫn dịch vụ công trực tuyến
Chuyển đổi số
Chỉ đạo, điều hành
Thống kê - Báo cáo
ISO 9001:2015
Lấy ý kiến góp ý
Lấy ý kiến dự thảo văn bản QPPL
Lấy ý kiến góp ý VBQPPL
Lấy ý kiến việc thực hiện văn bản QPPL
Quy hoạch- Kế hoạch
Kế hoạch
Quy hoạch
Dự án, hạng mục đầu tư
Dự án chuẩn bị đầu tư
Dự án đang triển khai
Dự án đã hoàn thành
Đấu thầu - Mua sắm công
Chính sách ưu đãi, đầu tư
Phòng, chống tham nhũng
Công khai ngân sách
Tiếp nhận ý kiến phản ánh
Phòng, chống Covid-19 trong hoạt động vận tải
Thông tin tuyên truyền
Học tập và làm theo Bác Hồ dạy
Phổ biến giáo dục pháp luật
An toàn thông tin
Tiếp cận thông tin
Khen thưởng
Khen thưởng
Hỏi đáp trực tuyến
Nghiệp vụ
Kết quả XLVPHC-GSHT
Xử lý vi phạm GSHT
Xử lý vi phạm hành chính
Thu hồi Giấy phép kinh doanh
Thu hồi phù hiệu
Thu hồi tuyến
Thanh tra giao thông
Khiếu nại- Tố cáo
Kết luận thanh tra
Vận tải đường bộ
Các quy định chung
Thông báo về vận tải
Thông báo khai thác tuyến
Danh mục phương tiện vận tải
Danh mục, Biểu đồ tuyến vận tải hk cố định
Danh mục bãi đỗ xe
Danh mục mạng lưới xe buýt
Thông tin Taxi Gia Lai
Đào tạo - Sát hạch
Thông tin chung
Cơ sở đào tạo, sát hạch
Lịch sát hạch cấp GPLX
An toàn giao thông
Tài liệu tuyên tuyền ATGT
Tình hình tai nạn giao thông
Kết cấu hạ tầng giao thông
Văn bản
Văn bản Trung Ương
Văn bản Bộ GTVT
Văn bản khác
Văn bản Tỉnh ủy-HĐND
Văn bản tỉnh Gia Lai
Văn bản Ban ATGT tỉnh
Văn bản Sở
Tiêu chuẩn ngành
Dự thảo văn bản
Phòng, chống tham nhũng
Thư viện
Hình ảnh
Video
Tài liệu chuyên ngành
Lịch cơ quan
Search for:
Trang chủ
>
Chuyên mục
>
Cải cách hành chính
>
Hỏi đáp về Thủ tục hành chính
Văn bản mới
17/TB-SXD - 14/3/2025 - Sở Xây dựng Thông báo các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng
{Mới}
30/BC-SXD - 14/3/2025 - Sở Xây dựng Báo cáo công tác Phòng chống tham nhũng Tháng 3/2025
{Mới}
12/TB-SXD - 11/3/2025 - Sở Xây dựng Giới thiệu mẫu dấu, mã định danh, thông tin liên lạc; chức danh và chữ...
{Mới}
526/TB-SGTVT - 04/3/2025 - Sở Giao thông vận tải tỉnh Gia Lai Thông báo Về việc thay đổi cơ quan thực hiện...
{Mới}
372/BC-SGTVT - 14/02/2025 - Sở Giao thông vận tải tỉnh Gia Lai Báo cáo Kết quả thực hiện công tác phòng...
{Mới}
Thông báo
Thông báo: Lịch tiếp công dân định kỳ của Sở Giao thông Vận tải năm 2025
Thông báo: Về việc thanh toán phí, lệ phí giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính bằng phương thức quét mã QR...
Liên kết website
Sở/Ban Ngành
Ban Dân tộc
Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Gia Lai
Công an tỉnh Gia Lai
Sở Công thương
Sở Giáo dục và Đào tạo
Sở Giao thông vận tải
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Sở Khoa học và Công nghệ
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Sở Ngoại vụ
Sở Nội vụ
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Tài chính
Sở Tài nguyên và Môi trường
Sở Thông tin và Truyền thông
Sở Tư Pháp
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Sở Xây dựng
Sở Y tế
Thanh tra tỉnh
Thành phố/Thị xã/Huyện
UBND huyện Chư Păh
UBND huyện Chư Prông
UBND huyện Chư Pưh
UBND huyện Chư Sê
UBND huyện Đak Đoa
UBND huyện Đak pơ
UBND huyện Đức Cơ
UBND huyện Ia Pa
UBND huyện IaGrai
UBND huyện Kbang
UBND huyện KôngChro
UBND huyện Krông Pa
UBND Huyện Mang Yang
UBND huyện Phú Thiện
UBND thành phố Pleiku
UBND thị xã An Khê
UBND thị xã Ayunpa
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
CÁC CÂU HỎI ĐÃ ĐƯỢC TRẢ LỜI
Đăng ký phương tiện lần đầu đối với phương tiện đang khai thác trên đường thủy nội địa ?
Trả lời:
Tại Điều 11 Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT ngày 19/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định Đăng ký phương tiện thủy nội địa:
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nộp trực tiếp 01 (một) bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu điện hoặc hình thức phù hợp khác đến cơ quan đăng ký phương tiện. Hồ sơ bao gồm:
- Giấy tờ phải nộp để lưu giữ tại cơ quan đăng ký phương tiện:
+ Đơn đề nghị đăng ký lại phương tiện thủy nội địa theo quy định;
+ 02 (hai) ảnh có kích thước 10 x 15 cm chụp toàn bộ mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi;
+ Biên lai nộp lệ phí trước bạ (bản chính) đối với phương tiện thuộc diện phải nộp lệ phí trước bạ;
+ Bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa theo quy định tại đối với phương tiện không thuộc diện đăng kiểm.
- Xuất trình bản chính các loại giấy tờ sau đây để cơ quan đăng ký phương tiện kiểm tra:
+ Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện còn hiệu lực đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm;
+ Giấy phép hoặc tờ khai phương tiện nhập khẩu theo quy định của pháp luật đối với phương tiện được nhập khẩu;
+ Hợp đồng mua bán phương tiện hoặc hợp đồng đóng mới phương tiện đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm;
+ Giấy tờ chứng minh được phép hoạt động và có trụ sở tại Việt Nam đối với tổ chức nước ngoài hoặc giấy tờ chứng minh được phép cư trú tại Việt Nam đối với cá nhân nước ngoài;
+ Hợp đồng cho thuê tài chính đối với trường hợp tổ chức cho thuê tài chính đề nghị được đăng ký phương tiện tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú của bên thuê.
- Trường hợp chủ phương tiện là cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa và phục hồi phương tiện được phép hoạt động theo quy định của pháp luật khi thực hiện đăng ký không phải xuất trình Hợp đồng mua bán phương tiện hoặc hợp đồng đóng mới phương tiện đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm.
Cơ quan đăng ký phương tiện:
1. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và các Chi cục Đường thủy nội địa khu vực tổ chức, thực hiện đăng ký phương tiện mang cấp VR-SB của tổ chức, cá nhân.
2. Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện đăng ký phương tiện mang cấp VR-SB, phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa, phương tiện có sức chở trên 12 người của tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đó.
3. Cơ quan quản lý giao thông cấp huyện thực hiện đăng ký phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 05 sức ngựa đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở từ 05 người đến 12 người của tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa bàn quản lý.
4. Cấp xã, phường, thị trấn:
a) Thực hiện đăng ký phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 01 tấn đến 15 tấn hoặc có sức chở từ 05 người đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 05 sức ngựa hoặc có sức chở dưới 05 người của tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa bàn quản lý;
b) Tổ chức quản lý đối với phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc sức chở dưới 05 người hoặc bè khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải đảm bảo điều kiện an toàn theo quy định.
5. Cơ quan đăng ký quy định tại khoản 2 được tổ chức, thực hiện đăng ký phương tiện quy định tại khoản 3, khoản 4; cơ quan đăng ký quy định tại khoản 3 được tổ chức, thực hiện đăng ký phương tiện quy định tại khoản 4.
Chứng từ xác định quyền sở hữu xe máy chuyên dùng bao gồm những chứng từ nào?
Trả lời:
Chứng từ xác định quyền sở hữu xe máy chuyên dùng được quy định tại
Điều 6
Thông tư 20/2010/TT-BGTVT
quy định về cấp, đổi, thu hồi đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng có tham gia giao thông đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:
1. Chứng từ xác định quyền sở hữu xe máy chuyên dùng là một trong những chứng từ sau:
a) Quyết định hoặc hợp đồng mua bán kèm hoá đơn theo quy định của Bộ Tài chính (bản chính);
b) Giấy bán, cho, tặng theo mẫu quy định của Thông tư này (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);
c) Văn bản thừa kế theo quy định của pháp luật (bản chính hoặc bản sao có công chứng);
d) Văn bản của bên cho thuê tài chính đồng ý cho bên thuê xe máy chuyên dùng được đăng ký quyền sở hữu (bản chính);
đ) Quyết định tiếp nhận viện trợ của cơ quan có thẩm quyền (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);
e) Văn bản phát mại theo quy định của pháp luật (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);
g) Lệnh xuất hàng của Cục Dự trữ quốc gia. Trường hợp lệnh xuất hàng gồm nhiều xe máy chuyên dùng thì mỗi xe phải có một bản sao có chứng thực.
2. Trường hợp mua bán hoặc cho, tặng qua nhiều người, khi làm thủ tục đăng ký, chỉ cần chứng từ mua bán, cho, tặng lần cuối cùng.
Đổi đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng được quy định như thế nào?
Trả lời:
Đổi đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng được quy định tại
Điều 14
Thông tư 20/2010/TT-BGTVT
quy định về cấp, đổi, thu hồi đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng có tham gia giao thông đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:
1. Chủ sở hữu có xe máy chuyên dùng đã cải tạo, thay đổi màu sơn hoặc có Giấy chứng nhận đăng ký xe máy chuyên dùng, biển số bị hỏng phải làm thủ tục đổi đăng ký, biển số tại Sở Giao thông vận tải nơi đã cấp theo đúng số đăng ký biển số đã được cấp.
2. Hồ sơ đổi đăng ký bao gồm:
a) Tờ khai đổi đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 của Thông tư này (bản chính) ;
b) Giấy chứng nhận đăng ký xe máy chuyên dùng đã được cấp (bản chính);
c) Biển số xe máy chuyên dùng (trường hợp biển số bị hỏng).
Đề nghị cơ quan hướng dẫn về thủ tục cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô?
Trả lời:
thủ tục cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô được quy định tại Điều 14 Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe. Cụ thể:
1. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản kèm báo cáo đề nghị cấp giấy phép đào tạo lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục X kèm theo Nghị định số 65/2016/NĐ-CP;
b) Quyết định thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp của cơ quan có thẩm quyền (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
c) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
d) Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
đ) Giấy đăng ký xe (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).
2. Trình tự thực hiện
a) Sau khi hoàn thành xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư phương tiện, trang thiết bị dạy lái xe theo tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo lái xe ô tô; tổ chức, cá nhân lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp phép gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô theo quy định tại khoản 3 Điều 13 của Nghị định số 65/2016/NĐ-CP;
b) Trường hợp hồ sơ chưa đủ theo quy định, trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân;
c) Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý giáo dục nghề nghiệp tổ chức kiểm tra thực tế cơ sở đào tạo, lập biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục XI kèm theo Nghị định số 65/2016/NĐ-CP và cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô cho cơ sở đủ điều kiện. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Đề nghị cơ quan hướng dẫn về thủ tục cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe?
Trả lời:
Thủ tục cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe được quy định tại Điều 9 Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe và khoản 6 Điều 1 Nghị định số 138/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 65/2016/NĐ-CP. Cụ thể:
1. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục IV kèm theo Nghị định số 65/2016/NĐ-CP;
b) Bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
c) Giấy phép lái xe còn thời hạn sử dụng (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
d) Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
đ) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;
e) 01 ảnh màu cỡ 3 cm x 4 cm nền màu xanh, kiểu thẻ căn cước, được chụp trong thời gian không quá 06 tháng.
2. Trình tự thực hiện
a) Cá nhân hoặc cơ sở đào tạo lập 01 bộ hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe quy định tại khoản 4 Điều 8 của Nghị định số 138/2018/NĐ-CP;
b) Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiếp nhận hồ sơ cá nhân hoặc hồ sơ, danh sách do cơ sở đào tạo lập theo mẫu quy định tại Phụ lục V kèm theo Nghị định số 138/2018/NĐ-CP; trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, tổ chức kiểm tra, đánh giá. Trường hợp cá nhân không đủ điều kiện, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày đạt kết quả kiểm tra, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe, vào sổ theo dõi theo mẫu quy định tại Phụ lục VI kèm theo Nghị định số 65/2016/NĐ-CP. Trường hợp cá nhân không đạt kết quả, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải thông báo bằng văn bản.
Cơ sở đào tạo lái xe có tuyển dụng một số giáo viên đã có giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe ở tỉnh Gia Lai và các tỉnh khác. Xin hỏi, đối với các trường hợp trên có phải tập huấn và đổi lại giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe không? Nếu có thì thủ tục như thế nào?
Trả lời:
Tại khoản 2 Mục IV Văn bản số 4515/TCĐBVN-QLPT&NL ngày 26/7/2017 của Tổng cục Đường bộ Việt Nam về việc tập huấn, quản lý giáo viên dạy thực hành lái xe hướng dẫn“ Trường hợp giáo viên chuyển công tác đến cơ sở đào tạo lái xe mới trong cùng một Sở GTVT quản lý thì Sở GTVT ghi vào cột ghi chú của danh sách quản lý giáo viên tại Sở để theo dõi quản lý; trường hợp giáo viên chuyển công tác đến cơ sở đào tạo lái xe mới ngoài Sở GTVT đang quản lý, thì Sở GTVT nơi tiếp nhận giáo viên mới có công văn gửi Sở GTVT đang quản lý giáo viên đó để kiểm tra, xác minh. Sau khi có kết quả xác minh, Sở GTVT cập nhật bổ sung vào danh sách quản lý tại Sở để theo dõi, quản lý.
Như vậy, giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe được tiếp tục sử dụng khi chuyển công tác đến cơ sở đào tạo lái xe mới. Sở GTVT không phải tổ chức tập huấn và không đổi lại giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe. Nếu có nhu cầu đổi lại giấy chứng nhận thì báo cáo Sở Giao thông vận tải để được cấp đổi theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 và Điều 3 Nghị định số 138/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 65/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dich vụ sát hạch lái xe; Thủ tục đổi giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Trung tâm dịch vụ hành chính công, địa chỉ: số 17 Trần Hưng Đạo, Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Đề nghị cơ quan hướng dẫn về thủ tục cấp lại giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng?
Trả lời:
Căn cứ khoản 2 Điều 36 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ quy định:
Người có giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, được xét cấp lại giấy phép lái xe.
Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có);
c) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp cấp lại giấy phép lái xe không thời hạn các hạng A1, A2, A3;
d) Bản sao giấy chứng minh, nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định, cư ở nước ngoài).
Khi đến thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép lái xe tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải, người lái xe gửi 01 bộ hồ sơ, chụp ảnh trực tiếp và xuất trình, bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu. Sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện giấy phép lái xe đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì được cấp lại giấy phép lái xe.
Đề nghị cơ quan hướng dẫn về thủ tục đổi giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp?
Trả lời:
Căn cứ Điều 38 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ quy định:
Thủ tục đổi giấy phép lái xe do ngành giao thông vận tải cấp:
Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp hoặc bằng hình thức kê khai trực tuyến đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
1. Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ các đối tượng sau:
a) Người có giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3;
b) Người có nhu cầu tách giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn.
3. Bản sao giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).
Khi đến thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe, người lái xe phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe và phải xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu.
Đơn vị tôi có chiếc xe ô tô khách thành phố theo thiết kế xe gồm 25 chỗ ngồi và 25 chỗ đứng. Vậy Đơn vị tôi có thể đăng ký xin cấp phù hiệu “xe hợp đồng” cho xe ô tô trên để kinh doanh vận chuyển hành khách theo hợp đồng từng chuyến được không?
Trả lời:
Theo quy định tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ và Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 của Bộ Giao thông vận tải thì chỉ xe ô tô sử dụng để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt phải có sức chứa từ 17 hành khách trở lên, phải bố trí chỗ ngồi, chỗ đứng cho hành khách và xe phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại QCVN 10:2015/BGTVT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô khách thành phố; còn các loại hình kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo hợp đồng là xe ô tô khách (không có chỗ đứng).
Do vậy, các xe ô tô khách có chỗ ngồi và chỗ đứng chỉ sử dụng trong hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt. Nếu sử dụng để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng thì thực hiện việc chuyển đổi ô tô khách thành phố thành ô tô khách thông thường chỉ có chỗ ngồi theo quy định tại Thông tư số 85/2014/TT-BGTVT ngày 31/12/2014 của Bộ Giao thông vận tải quy định về cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Tôi có chiếc xe ô tô “kéo xe hỏng”, có khối lượng hàng hóa cho phép tham gia giao thông là 2.250 kg. Vậy xe của tôi có thuộc đối tượng phải gắn phù hiệu “xe tải” theo lộ trình quy định quy định của Nghị định 86/2014/NĐ-CP của Chính phủ hay không?
Trả lời:
Xe ô tô “kéo xe hỏng” theo các tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6211, TCVN 7271 đã được phân loại là ô tô chuyên dùng; căn cứ theo Thông tư số 21/2010/TT-BGTVT ngày 10/8/2010 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện Nghị định số 95/2019/NĐ-CP ngày 30/10/2009 của Chính phủ quy định niên hạn sử dụng đối với xe ô tô chở hàng và xe ô tô chở người thì loại phương tiện này không có niên hạn sử dụng.
Do vậy, theo quy định tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ và Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 của Bộ Giao thông vận tải thì phương tiện ô tô “kéo xe hỏng” không thuộc đối tượng cấp phù hiệu xe tải.
Xin cho tôi biết đối với các xe tải chỉ chở hàng hóa của công ty, chở hàng nội bộ, không thu tiền trực tiếp. Trường hợp nào không cần phải lắp thiết bị giám sát hành trình và gắn phù hiệu theo quy định?
Trả lời
:
- Theo quy định tại khoản 3 Điều 24
Nghị định số 86/2014/NĐ-CP
ngày 10/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì đã giao Bộ GTVT “
Quy định cụ thể về việc quản lý và cấp phù hiệu cho xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách, vận tải hành khách nội bộ; lộ trình và đối tượng đơn vị kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp phải cấp Giấp phép kinh doanh
”
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của
Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT
ngày 07/01/2014 của Bộ GTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, đã quy định, cụ thể:
“1. Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa không thu tiền trực tiếp phải được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thuộc một trong các đối tượng sau đây:
a) Sử dụng phương tiện để vận chuyển hàng nguy hiểm theo quy định của Chính phủ về danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm và thẩm quyền cấp phép vận chuyển hàng nguy hiểm.
b) Sử dụng phương tiện để vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng theo quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ.
c) Có từ 05 xe trở lên.
d) Sử dụng phương tiện có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông từ 10 tấn trở lên để vận chuyển hàng hóa.”
Tóm lại
,
trên cơ sở các quy định nêu trên thì đơn vị kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp sử dụng phương tiện có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông dưới 10 tấn để vận chuyển hàng hóa và có số lượng dưới 05 xe không thuộc đối tượng phải cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu và gắn thiết bị giám sát hành trình.
Tôi có xe tải kinh doanh vận chuyển háng hóa, khối lượng hàng hóa dưới 1,5 tấn có phải cấp giấy phép kinh doanh vận tải và phù hiệu không. Lộ trình áp dụng như thế nào?
Trả lời
: Theo quy định của Chính phủ thì xe tải dưới 1,5 tấn bắt buộc phải được cấp giấy phép kinh doanh vận tải và gắn phù hiệu “XE TẢI” trước ngày 01/7/2018. Các căn cứ của việc này như sau:
-
Theo quy định tại tại khoản 2 Điều 20 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì: Trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn phải được cấp giấy phép kinh doanh vận tải.
-
Theo quy định tại tại khoản 4 Điều 11 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì: Trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn phải được gắn phù hiệu.
Công ty tôi địa chỉ ở Phường Trà Bá, TP Pleiku, có 04 xe ô tô khách, như vậy có đảm bảo đủ số lượng phương tiện để được cấp giấy phép kinh doanh vận tải hành khách tuyến theo cố định có cự ly trên 300km không?
Trả lời:
Hiện nay, theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014:
Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định từ 300 ki lô mét trở lên phải có số lượng phương tiện tối thiểu như sau:
Điểm a quy định: Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương: Từ 20 xe trở lên.
Điểm b quy định: Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các địa phương còn lại: Từ 10 xe trở lên; riêng đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định của Chính phủ: Từ 05 xe trở lên.
Như vậy, Đơn vị kinh doanh vận tải đóng chân trên địa bàn TP Pleiku, Gia Lai phải có số lượng xe từ 10 xe trở lên mới được cấp giấy phép kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định cự ly hoạt động từ 300 km trở lên. Trường hợp của công ty chưa đảm bảo điều kiện theo quy định.
Theo quy định của Bộ Giao thông vận tải cấp sổ Transit Việt Nam – Lào mất 02 ngày làm việc; tuy nhiên Tôi có công việc gấp cần đi sang Lào vào buổi chiều bằng xe ô tô con (loại 5 chỗ ngồi), vậy buổi sáng cùng ngày tôi đến Sở Giao thông vận tải Gia Lai để xin cấp Sổ Transit và nhận kết quả trong ngày được không?
Trả lời:
Theo quy định tại điều 13 Thông tư 88/2014/TT-BGTVT ngày 31/12/2014 của Bộ GTVT thì việc cấp GPLV Việt – Lào thực hiện không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ Hồ sơ theo quy định thì cấp GPLV Việt – Lào.
Tuy nhiên nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân từ trước đến nay Sở Giao thông vận tải tỉnh Gia Lai đã giải quyết cấp Giấy phép liên vận (Sổ Transit) trong 01 ngày làm việc.
Đặc biệt từ ngày 01/5/2017 đến nay để tiếp tục tạo điều kiện cho công dân, Sở đã bắt đầu cấp phù hiệu, biển hiệu; cấp giấy phép liên vận VN – Lào, VN- CamPuchia, VN-Lào-Campuchia trong 2 giờ làm việc. Khi cá nhân/ doanh nghiệp nộp hồ sơ hợp lệ tại bộ phận một cửa của Sở GTVT thì sau 02 giờ làm việc sẽ nhận được kết quả, cụ thể đối với hồ sơ nộp buổi sáng thì được nhận kết quả lúc 10 giờ sáng, hồ sơ nộp buổi chiều thì được nhận kết quả lúc 4 giờ chiều.
Hiện nay, Sở GTVT đã thực hiện cấp GPLV VN – Lào, VN- CamPuchia, VN-Lào-Campuchia qua phầm mềm dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 và hệ thống một cửa quốc gia; vì vậy Doanh nghiệp có thể đến liên hệ và nộp hồ sơ tại Sở GTVT hoặc qua phần mền trực tuyến mức độ 4 và hệ thống một cửa quốc gia; sau 02 giờ sẽ có kết quả.
Công ty tôi muốn xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, tuy nhiên người điều hành vận tải chưa có chứng chỉ tập huấn nghiệp vụ; như vậy Công ty chúng tôi có được xem xét cấp giấy phép kinh doanh vận tải không?
Trả lời:
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 21 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; quy định Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bao gồm: Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải.
Như vậy trường hợp Công ty chưa có chứng chỉ tập huấn của người điều hành vận tải nộp kèm theo Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh thì sẽ không được giải quyết theo quy định.
Tôi có 01 xe ô tô khách loại 29 chỗ ngồi, tôi có thể xin cấp phù hiệu xe trung chuyển cho xe đó hay không?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ; quy định: Xe trung chuyển hành khách có sức chứa từ 16 chỗ ngồi trở xuống (kể cả người lái) và phải thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Vì vậy, trường hợp của đơn vị có xe ô tô khách loại 29 chỗ ngồi loại 29 chỗ ngồi sẽ không được cấp phù hiệu xe trung chuyển theo quy định.
Các doanh nghiệp tư vấn khảo sát, thiết kế đặt câu hỏi: Đối với thủ tục hành chính “Thẩm định dự án hoặc thiết kế cơ sở”, thành phần nộp hồ sơ đối với tài liệu khảo sát, thiết kế yêu cầu phải có “Biên bản thỏa thuận mỏ đất”. Tuy nhiên hiện nay trong quá trình khảo sát thiết kế các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước có nhu cầu khai thác vật liệu đất san lấp cho công trình, các đơn vị gặp khó khăn trong việc xác định vị trí mỏ đất để cung cấp cho công trình (đây là tiêu chí quan trọng để chủ đầu tư lập thủ tục trình thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình). Đề nghị được hướng dẫn?
Trả lời:
Ngày 14/5/2019 UBND tỉnh đã có Văn bản số 1008/UBND-CNXD ngày 14/5/2019 chỉ đạo các Chủ đầu tư yêu cầu các đơn vị tư vấn khảo sát đánh giá lựa chọn vị trí khu vực, khối lượng và chất lượng đất san lấp phục vụ thi công công trình. Cụ thể:
- Các vị trí dự kiến cung cấp đất san lấp trước khi đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp và kế hoạch khai thác theo quy định phải có ý kiến thống nhất của: Chủ quản lý sử dụng đất, chính quyền địa phương, cơ quan quản lý Nhà nước về khoáng sản; làm cơ sở để đăng ký khai thác.
Đề nghị hướng dẫn đấu nối công trình vào quốc lộ, Đường tỉnh trên địa bàn tỉnh Gia Lai?
Trả lời:
1. Việc đấu nối đường nhánh vào quốc lộ.
Các quy định, thủ tục về đấu nối đường nhánh vào quốc lộ, được quy định từ Điều 20 đến Điều 29 thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ GTVT hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Điểm 9 đến Điểm 13 Điều 1 thông tư 35/2017/TT-BGTVT ngày 09/10/2017 của Bộ GTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT.
Đường nhánh đấu nối vào quốc lộ được quy định tại Điểm 9 Điều 1 thông tư 35/2017/TT-BGTVT gồm: đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị; đường chuyên dùng; đường gom, đường nối từ đường gom; và đường dẫn ra vào cửa hàng xăng dầu, đường nối trực tiếp từ các công trình đơn lẻ.
Việc đấu nối đường nhánh vào quốc lộ phải thông qua điểm đấu nối thuộc quy hoạch điểm đấu nối đã được UBND tỉnh phê duyệt sau khi có văn bản thỏa thuận của Bộ GTVT.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có Quy hoạch các điểm đấu nối vào quốc lộ. Sở Giao thông vận tải đã đề xuất UBND tỉnh cho chủ trương lập Quy hoạch.
Trong trường hợp chưa có Quy hoạch đấu nối, trình tự thực hiện đấu nối đấu nối đường nhánh vào quốc lộ thực hiện như sau:
- Điều kiện: Các công trình được xây dựng nằm ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ, Đảm bảo các quy định về khoảng cách quy định tại điều 21 thông tư số 50/2015/TT-BGTVT, Điểm 10 Điều 1 thông tư 35/2017/TT-BGTVT. Ngoài ra đối với Các cửa hàng xăng dầu đảm bảo các điều kiện đầu tư, kinh doanh; phải có trong quy hoạch cửa hàng xăng dầu của ngành công thương.
- Chủ công trình có văn bản (hoặc liên hệ trực tiếp) với Sở GTVT Gia Lai để được hướng dẫn thực hiện công tác đấu nối. Chủ công trình nộp kèm công văn các bản chụp giấy tờ tài liệu liêu quan đến quá trình xây dựng, kinh doanh được cấp có thẩm quyền cấp.
- Sở GTVT, kiểm tra hồ sơ, phối hợp với các bên liên quan kiểm tra hiện trường. Nếu đảm bảo các điều kiện nêu trên, Sở GTVT có công văn kiến nghị UBND tỉnh đề nghị Bộ GTVT xem xét chấp thuận điểm đấu nối vào quốc lộ của đường ra vào công trình.
- Khi được sự chấp thuận của Bộ GTVT, chủ công trình chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại Điểm 3 Điều 26 thông tư số 50/2015/TT-BGTVT liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để xin chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông nút giao đấu nối vào quốc lộ, cụ thể:
+ Tổng cục đường bộ Việt nam đối với các công trình nằm trên các tuyến đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 19, quốc lộ 25;
+ Cục Quản lý đường bộ III đối với các công trình nằm trên đường Trường Sơn Đông đoạn Km230 – Km317;
+ Sở GTVT Gia Lai đối với các các công trình nằm trên đường Trường Sơn Đông đoạn Km320 – Km475, Quốc lộ 14C, quốc lộ 19D.
- Sau khi được chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông nút giao đấu nối vào quốc lộ, chủ công trình chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại Điểm 2 Điều 27 thông tư số 50/2015/TT-BGTVT liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để được cấp phép thi công nút giao đấu nối vào quốc lộ, cụ thể:
+ Cục Quản lý đường bộ III đối với các đường: quốc lộ 19, đường HCM, Trường Sơn Đông đoạn Km230 – Km317;
+ Sở GTVT Gia Lai đối với các đường: quốc lộ 25, quốc lộ 14C, quốc lộ 19D, đường Trường Sơn Đông đoạn Km320 – Km475.
2. Việc đấu nối đường nhánh vào đường tỉnh:
Theo quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ: Tất cả các công trình xây dựng phải xây dựng theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và nằm ngoài phạm vi đất dành cho đường bộ; Trường hợp phải sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ để làm đường đấu nối công trình vào đường chính thì phải đảm bảo khoảng cách theo quy định: khoảng cách điểm đấu nối đường nhánh đến đường nhánh liền kề (trong đó có đường dẫn ra vào cửa hàng xăng dầu) vào đường tỉnh (không nhỏ hơn 2 Km đối với đường cấp III và 1Km đối với đường cấp IV trở xuống), khoảng cách các cửa hàng xăng dầu đến cửa hàng liền kề cùng phía đấu nối đường dẫn ra vào đường chính không nhỏ hơn 12Km.
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 28 Nghị định số 11/2010/NĐ-CP thì Các cửa hàng xăng dầu phải được xây dựng ngoài HLATĐB, theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của UBND tỉnh (đối với đường tỉnh và đường huyện, đường đô thị) về vị trí và thiết kế đoạn đường dẫn vào của hàng bán lẻ xăng dầu qua phần đất hành lang an toàn đường bộ, bao gồm thiết kế điểm đấu nối với đường hiện có, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn của đoạn đường đang khai thác.
Các công trình đủ điều kiện thì sẽ được xem xét cấp phép đấu nối.
- Các bước thực hiện như sau:
+ Chủ công trình có văn bản (hoặc liên hệ trực tiếp) với Sở GTVT Gia Lai (Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông) để được hướng dẫn thực hiện công tác đấu nối. Chủ công trình nộp kèm công văn các giấy tờ tài liệu liên quan. Sở GTVT kiểm tra hồ sơ, phối hợp với các bên liên quan kiểm tra hiện trường. Nếu đảm bảo các điều kiện, Sở GTVT có công văn kiến nghị UBND tỉnh xem xét chấp thuận điểm đấu nối đường nhánh vào Đường tỉnh.
+ Sau khi UBND tỉnh có văn bản chấp thuận, Chủ công trình liên hệ với Sở GTVT để thực hiện thủ tục chấp thuận thiết kế, phương án tổ chức giao thông nút giao đấu nối vào đường tỉnh (Điều 26 của thông tư số 50/2015/TT-BGTVT) và được cấp phép thi công nút giao đấu nối vào đường tỉnh (Điều 27 của thông tư số 50/2015/TT-BGTVT).
Bị mất GPLX hạng A1 đã lâu( 5 năm) , vẫn còn hồ sơ gốc. tôi muốn kiểm tra xem tôi có thể làm lại bằng mới được không? thủ tục như thế nào?
Trả lời:
Tại mục 2, Điều 36 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT quy định cấp lại giấy phép lái xe: Người có giấy phép lái xe bị mất, được xét cấp lại giấy phép lái xe. Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định;
b) Hồ sơ phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có)
c) Bản sao giấy cứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu còn hạn sử dụng.
Khi đến làm thủ tục cấp lại giấy phép lái xe, người lái xe gửi 01 bộ hồ sơ, chụp ảnh trực tiếp và xuất trình bản chính cá hồ sơ nêu trên để đối chiếu. Sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện giấy phép lái xe đang bị cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì được cấp lại giấy phép lái xe.
Nơi nhận đổi, cấp lại giấy phép lái xe, tại: Bộ phận một cửa, số 17 Trần Hưng Đạo, tp Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Đã có giấy phép lai xe do CA tỉnh Vĩnh long cấp ngày 05/09/1997 nay tôi xin đổi lại giấy phép lái xe tại Sở giao thông vận tải Gia lai có được không hay phải về lại Vĩnh long để chuyển đổi?
Trả lời:
Tại mục đ, khoản 5, điều 37 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT quy định:” Cán bộ, chiến sĩ công an có giấy phép lái xe do ngành Công an cấp sau ngày 01 tháng 8 năm 1995 còn thời hạn sử dụng, khi ra khỏi ngành hoặc nghỉ hưu, nếu có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe”. Việc đổi giấy phép lái xe được thực hiện tại các Sở Giao thông vận tải trên toàn quốc. Tại Gia Lai: Nơi nhận đổi, cấp lại giấy phép lái xe, tại Bộ phận một cửa, số 17 Trần Hưng Đạo, tp Pleiku, tỉnh Gia Lai.
TOP